Building Your Own Skincare Routine! Part2 - Sunscreen

, by Crazy Angela On Mars





Xin chào mọi người!

Xin lỗi lần thứ n vì sự cố mất mạng nên tớ không có bất kì một bài viết nào gần đây :( Tuy nhiên, tớ vẫn update trên facebook và instagram như bình thường nhé :3 Dạo này tớ chủ yếu up post review các sản phẩm trên đó thôi. Bạn nào muốn tiện thì hãy follow tớ trên FB và Insta nhé :3 


***

Entry hôm nay sẽ là sự tiếp nối của series “Building Your Own Skincare Routine”. Hy vọng series này sẽ giúp các bạn tự xây dựng một skincare routine của mình, hiểu được hơn về một số thành phần trong mỹ phẩm để từ đó, có thể chọn được sản phẩm cho mình mà không cần phải hỏi review loanh quanh nhé :3

Phần 1 của series này tớ đã nói về khoản “làm sạch” cho da rồi. Phần 2 tớ sẽ nói về “chống nắng” – sunscreen. Lí do tớ chưa chi đã nhảy sang khoản chống nắng rồi thì là vì với tớ, chống nắng là một trong những bước quan trọng nhất. Nếu tớ chỉ được dùng 2 bước khi dưỡng da thôi, thì đó sẽ là làm sạch và chống nắng. Bây giờ đi đâu vội buổi sáng tớ cũng chỉ có rửa mặt rồi bôi kem chống nắng thôi :3. Nếu bạn chống nắng tốt cho da từ sớm thì sau này bạn không cần mua nhiều sản phẩm dưỡng da, không cần cầu kì.


1/ Tại sao phải sử dụng kem chống nắng


Ông mặt trời ưu ái dành cho chúng ta ánh nắng, ban cho chúng ta những tia UV có hại như UVB ( gây bỏng rát, cháy đỏ da – được đo bằng chỉ số SPF ), UVA ( gây lão hóa, tối sạm màu da – được đo bằng chỉ số PA, PPD ), UVC ( thằng này không cần lo nhé vì nó không chạm được đến chúng mình ) => chính vì vậy nếu muốn da chúng ta còn lành lặn và không bị lão hóa trước tuổi thì cần dùng kem chống nắng.
Nhiều người thích làn da nâu, muốn da tối màu hơn, thì tốt nhất hãy bôi kem chống nắng rồi sử dụng các loại mỹ phẩm nhuộm màu da có trên thị trường *như của Vaseline, St Tropez,...*.

Khi da chúng mình không được bảo vệ dưới ánh nắng, kể cả da bạn không thấy bị cháy đỏ, không bị bỏng rát thì da vẫn bị tấn công bởi các tia UV, vẫn có thể bị yếu đi rất nhiều, da mất nước, sần sùi hơn, sạm đi, hình thành vết thâm và nám, da thiếu độ căng bong, dễ bị mụn thăm hỏi hơn, da bị sệ, có nếp nhăn. Dù có cố dùng các sản phẩm dưỡng da khác tốt đến mấy, đắt tiền đến mấy mà không dùng kem chống nắng thì các sản phẩm ấy cũng không thể phát huy tác dụng hiệu quả nhất cho da bạn, thậm chí còn làm da bạn tệ hơn.


2/ Hai loại kem chống nắng trên thị trường


Thực ra cái chuyện phân ra hai loại kem chống nắng thế này tớ thấy không cần thiết lắm đâu. Vì phù hợp với da hay không, chống nắng có tốt không thì nó phù thuộc khá nhiều yếu tố L Tuy nhiên, tớ vẫn tóm tắt gọn ra đây để chúng mình nắm được đặc trưng cơ bản của 2 loại này nhé:


1- Kem chống nắng vật lý ( Zinc Oxide, Titanium Dioxide )

- Là các hạt phấn khoáng được nghiền nhỏ
- Cơ chế hoạt động là tạo lớp màng trên da, phản chiếu lại tia UV luôn, như cái khiên chắn ấy
- Vì là hạt phấn như vậy nên có chút khả năng hút dầu và che phủ, tuy nhiên cũng có thể để lại lớp màng trắng trên da. Zinc Oxide và Titanium Dioxide càng được nghiền nhỏ bao nhiêu thì càng hạn chế màng trắng, tuy nhiên lại có một số lo ngại về việc chúng ta thấm được vào trong cơ thể và gây hại. Tớ không lo vấn đề này cho lắm, vì bản thân cũng không hiểu biết nhiều về nó, nhưng tớ vẫn chấp nhận màng trắng, vì nghiền nhỏ thì độ chống nắng của ZO và TD có khả năng giảm.
- Thường là lành tính hơn, tuy nhiên, ở một số người không hợp hoặc bị dị ứng thì vẫn gây phản ứng. Tuy vậy, nhìn chung là ZO lành tính và ZO còn được dùng ở nồng độ cao để chữa trị một số vấn đề khác cho da. TD thì có thể gây mụn ở một số người, nhất là khi bạn tẩy trang không kĩ.
- Photostable, có nghĩa là không bị giảm hiệu quả khi tiếp xúc với ánh nắng.
- Bôi lên da là bảo vệ da ngay, không cần chờ


2- Kem chống nắng hóa học ( Avobenzone, Octinoxate, Oxybenzone,...)

- Là thành phần hóa học
- Cơ chế hoạt động phần lớn là hấp thụ tia UV, loại đặc biệt như Tinosorb M còn phản chiếu lại một lượng nhỏ tia UV
- Nhiều thành phần chống nắng hóa học truyền thống không photostable, dễ bị giảm hiệu quả (degrade) khi tiếp xúc với ánh nắng. Vì vậy mà chúng thường được dùng kèm với nhau để thành phần này giúp làm ổn định thành phần kia.
- Dễ gây kích ứng hơn đối với nhiều da
- Không bị màng trắng trên da, và thường là mỏng thoáng trên da hơn.
- Bôi lên da và phải chờ tầm 20ph rồi mới ra ngoài.
- Tên dài ngoằng khó nhớ ^^ :v



3/ Lựa chọn kem chống nắng như thế nào?



1/ Chọn các thành phần chống nắng để tạo nên chống nắng phổ rộng, chống được hết các tầng sóng UV


Chúng ta biết là cần phải mua kem chống nắng chống được cả UVB và UVA đúng không? Nếu kem chống nắng của bạn chỉ ghi SPF không thôi thì sẽ chỉ chống được tia UVB, và ngược lại.
Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả chống nắng cao nhất thì phải chọn kem chống nắng phổ rộng, bao trùm được hết tất cả các mức sóng của UVB và UVA. Chứ không phải thấy kem chống nắng ghi mỗi SPF, PA, đọc thành phần thấy có 3,4 thành phần chống nắng này nọ là đã yên tâm rồi nhé.

Chúng ta có:
- UVB: mức sóng từ 290 – 320 nm

- UVA2: 320 – 340 nm

- UVA1: 340 – 400 nm

Đó, có nghĩa là chúng mình phải chọn loại kem chống nắng nào chưa các thành phần chống được toàn bộ các tia từ 290 đến 400nm. Nhiều kem chống nắng hiện nay chỉ chống được UVB với UVA2 thôi chẳng hạn, thì vẫn còn một khoảng cho UVA1 tấn công chúng mình nhé.

Tớ sẽ link một link đến khả năng chống nắng của các thành phần cho các bạn xem vì nếu tớ liệt kê ra thì rất là dài. Link này là từ blog skinacea nổi tiếng nhé ^^

http://www.skinacea.com/sunscreen/uv-filters-chart.html#.VAWXC6PNlY8


Thông thường, mình nghĩ chắc các bạn cũng không muốn đọc cái thứ lằng nhằng hầm bà lằng này *=)))))*, nên thôi, để dễ dàng khi xác định khả năng chống nắng tốt nhất của sản phẩm, hãy nhớ một số gợi ý sau nhé:


- Nếu là chống nắng vật lý thì chọn ZO và TD tầm từ 8% trở lên. Càng nhiều càng chống nắng tốt :)))))) Và có thì tốt nhất nên chọn loại nào không phải nano ZO nhé.


- Nếu là chống nắng hóa học, hãy chọn những loại có sự kết hợp của nhiều thành phần chống nắng hóa học ( cố nhớ tên một số chất để đi check thành phần nhé ), ví dụ như Avobenzone thì nó không ổn định, nên nếu thành phần có thêm ZO, TD hay Tinosorb, Octocrylene,...( trừ Octinoxate ra vì thằng này không chơi với Avobenzone được ) thì hẵng mua nhé.


- Khi chọn kem chống nắng hóa học, hãy chọn một số chất chống nắng mới, hiệu quả hơn và ổn định hơn như: Tinosorb S, Tinosorb M cho phổ rộng, Uvinul A PlusMexoryl XL cho UVA2,...*hãy check link trên*


- Chỉ số PA+++ cho hàng ngày, PA++++ cho những ai tiếp xúc nhiều với nắng. Chỉ số PPD càng cao càng tốt nhé, max là tầm 40 thôi, nhưng từ 8 trở lên là ổn rồi. Tất nhiên, nhiều kem chống nắng nó không liệt kê cái này, nên tốt nhất là...check link trên :)))


- Chọn những kem chống nắng ghi được số % thành phần, hoặc chỉ số PA, PPD rõ ràng.

Còn rất nhiều sự kết hợp nữa để tạo nên độ chống nắng tốt nhất cho da, vì vậy cuối cùng khẳng định lại là, các bạn nên check cái link phía trên tớ đưa J)))))) Lười thì tự chịu nha :)



2/ Chọn kem chống nắng phù hợp với loại da

Cái này thì tốt nhất các bạn nên thử nghiệm hoặc đọc review nếu không rõ về thành phần.
Vì việc kem chống nắng đặc hay lỏng, nhờn hay khô nó phụ thuộc rất nhiều vào các thành phần không phải là thành phần chống nắng trong sản phẩm.

Còn nếu bạn nào biết về thành phần thì có thể đoán trước được texture của nó, độ khô/ẩm của nó. Ví dụ như họ cho nhiều thickeners ( các loại polysorbate, polymer, carbomer, gum, glyceride, paraffin, alkyl benzoate, cồn béo,...) vào thì có thể là loại ấy sẽ đặc, thành phần có alcohol thì có thể loại ấy sẽ khô ráo nhanh hơn, sản phẩm có talc, silica, mica, kaolin thì sẽ kiềm dầu tốt hơn,... 



3/ Nếu được nên chọn kem chống nắng có chứa antioxidant

Những thành phần chống oxi hóa antioxidants có khả năng kháng lại gốc tự do, và còn có thể giúp kem chống nắng của bạn hoạt động tốt hơn. VD như những loại có thêm Vitamin C, vitamin E, green tea extract,...
Tớ dùng Vitamin C serum buổi sáng rồi nên không có nhu cầu dùng kem chống nắng có nhiều antioxidant nữa, đắt lắm!



4/ Một số loại kem chống nắng ổn:

- Kem chống nắng của Nhật như của Biore, Kose, Hada Labo thường được đánh giá cao. Dòng Anessa của Shiseido nếu các bạn có tiền dùng thường xuyên được thì cũng nên mua :3 

- Bên Hàn thì tớ rất tiếc cũng chưa tìm hiểu kĩ về khả năng chống nắng của bọn nó, nhưng có vẻ như Innisfree và Missha có những sản phẩm chống nắng ổn, mà tính thẩm mỹ cao.

- Bên Âu thì các bạn có thể mua của La Roche Posay, giá cũng tầm tầm Shiseido nhỉ *tớ không rõ cái này*. Có loại crème cho da khô và fluid cho da dầu, chống nắng tốt. Ngoài ra thì còn có Bioderma, Avene, Vichy.

- Bên Mỹ thì chúng mình có BurnOut là hang chống nắng yêu thích của rất nhiều người nhé. Ngoài ra còn có Devita, Obagi, Clinique, Green Screen, MD Solar, Suntegrity, Blue Lizzard, Peter Thomas Roth, Elta MD... Rẻ và dễ tìm hơn thì có Neutrogena chẳng hạn, nhưng tớ chưa tìm hiểu nhiều về kem chống nắng của hãng này nên các bạn cho tớ nợ :3 Các bạn biết nhiều hãng nữa thì comment thêm để tớ bổ sung nha.


4/ Sử dụng kem chống nắng đúng cách

- Bôi đủ:
Để đạt được độ chống nắng ghi trên bao bì, bạn phải bôi đủ ít nhất 2 mg/cm2, vì đây là lượng người ta dùng khi đo chỉ số kem chống nắng. Như vậy trung bình cho cả mặt thì cần bôi ¼  đến 1/3 teaspoon, trung bình cho cả mặt và 2 cánh tay là 2 teaspoons. Khi bóp kem chống nắng dạng lotion/milk vừa phải ra tay, bạn bóp sao cho nó vừa bằng khoảng đồng xu 5000Đ hồi xưa của chúng mình là đủ, với độ dày tương đối nhé, chứ không phọt phẹt mỏng tí ra đâu J)))) Còn kem chống nắng mà đặc thì cũng lấy lượng tầm như vậy nhưng mỏng như đồng xu thôi, hoặc bạn bóp ra mà nó dày hơn thế thì lượng cần lấy sẽ là một đồng penny nhỏ.


Credit ảnh: trang scatterbraintures.com. Ở đây là lượng cần bôi cho kem chống nắng lỏng như Biore Milk nhé.

Tốt nhất các bạn nên mua 1 chiếc thìa teaspoon (5ml) hoặc thìa cỡ nhỏ hơn tầm 1ml và nhỏ hơn nữa để tự đo nhé. Mình không cầu kì, mình bôi tầm 1/3 teaspoon tại cái kem chống nắng của mình nó lỏng quá, bôi 1/3 cho chắc J)

- Bôi lại sau 2 tiếng nếu bạn hoạt động ngoài trời nhiều, da đổ nhiều mồ hôi và tiết nhiều dầu. Còn nếu bạn không phải chạy, bơi, đội nắng, tập tành ngoài trời gì, chỉ làm việc trong văn phòng, đi loanh quanh mát mẻ thì không cần bôi lại nhé. Nếu bạn phải di chuyển ở khu vực nắng nóng, da có toát mồ hôi và tiết dầu một chút thì có thể dùng một số sản phẩm có chỉ số chống nắng *như các phấn có chứa ZO, TD với % hơn 8* để đánh lại trong ngày nhé.

- Kể cả trời râm, trời mưa thì vẫn cần bôi kem chống nắng. Nếu bạn ngồi trong nhà, trong văn phòng mà có cửa sổ thì vẫn cần bôi kem chống nắng như thường ^^


****
Bài viết dài ngoằng của tớ về kem chống nắng xin đến đây là hết :-<
Còn những thứ muốn nói nhưng tớ sợ sẽ lan man và dài quá :( Thế này là quá dài rồi đúng không :(
Một lần nữa, tớ khẳng định lại là kem chống nắng rất quan trọng. Hãy tự giác và chủ động trang bị kiến thức cho mình về kem chống nắng, vì đây là công cụ chống lão hóa, chống tổn thương da hữu hiệu nhất cho bạn :)
XOXO

11 comments:

  1. Nang oi da t nthe thi dung e nao dong Nhat thi tot the????

    ReplyDelete
    Replies
    1. da cậu tớ nghĩ sp kem chống nắng của Nhật k hợp vì thường nhiều cồn :-? da cậu cậu sẽ biết rõ nhất, cố gắng theo cái hướng dẫn của tớ trên ấy mà làm. Kiếm sản phẩm, xem thành phần, nhìn xem có đủ ẩm với da mình không hay có nhờn quá với da không, xem độ chống nắng có đủ không thì mua chứ tớ không thử nhiều loại kcn nên không biết recommend thế nào cho cậu

      Delete
  2. Cậu ơi FB vs Insta của c là gì ấy?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cậu check phần contact của tớ trên menu đầu blog nhé

      Delete
  3. Bạn ơi, cho mình mượn bài bạn làm nguồn tham khảo viết bài cho tiệm mình được không? (mình chỉ lấy thông tin khoa học trong đó, xào nấu lại cho ngắn gọn hơn để viết bài cho page)
    Mình sẽ ghi nguồn trích và tài liệu tham khảo từ đây!
    Cảm ơn bạn!

    ReplyDelete
  4. quá tuyệt em ơi .,cám ơn em gái chia sẻ nhé :*

    ReplyDelete
  5. Top 10 thương hiệu mỹ phẩm Nhật bản được yêu thích nhất tại Việt Nam 2016 luôn được các tín đồ làm đẹp săn lùng ráo riết, hãy cùng tìm hiểu nhé!

    ReplyDelete